070.598.6666

Lạc Hồng Viên, Công Viên Vĩnh Hằng Của Văn Nghệ Sĩ An Nghỉ

nghĩa trang lạc hồng viên

Lạc Hồng Viên, Nơi An Nghỉ Của Văn Nghệ Sĩ

Nghĩa trang Lạc Hồng Viên đã có rất nhiều phần mộ nghệ sĩ tên tuổi trong nước yên nghỉ mãi mãi.

Hầu hết các văn nghệ sĩ khi lựa chọn nghĩa trang Lạc Hồng Viên đều hướng tới không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên và xây dựng với thiết kế nhẹ nhàng, giản dị. Mỗi khuôn viên một màu sắc, một thông điệp, một lời nhắn nhủ và một tình cảm, tâm niệm riêng, nhưng tựu chung lại đều thể hiện cốt cách, con người và những thành tựu trong lĩnh vực hoạt động của mỗi người.

Tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên có các nghệ sĩ tên tuổi nào yên nghỉ?

Nổi tiếng nhất trong các phần mộ nghệ sĩ đã yên nghỉ tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên phải kể đến là phần mộ của PGS – Nhà giáo Văn Như Cương – Người thầy vĩ đại!

Người có công biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học và là người thành lập, hiệu trưởng trường dân lập đầu tiên của nước ta, trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh Hà Nội.

Hàng năm cứ vào ngày 20/11 hay ngày giỗ của Nhà giáo Văn Như Cương nghĩa trang Lạc Hồng Viên lại chào đón hàng trăm học sinh của trường Trung Học phổ thông Lương Thế Vinh tới thắp hương tưởng nhớ người thầy vĩ đại!

Khuôn viên phần mộ thiếu tướng Nhạc Sĩ – An Thuyên nguời có công đưa dân ca Nghệ Tĩnh đến với đông đảo quần chúng nhân dân, các tác phẩm nổi tiếng của ông như Em chọn lối này (1971), Huế Thương (1992), Đêm nghe hát đò đưa nhớ bác (1974), Ca dao em và tôi (1995)…

Phần mộ nhà văn Hữu Mai người đóng góp hơn 60 tác phẩm nổi tiếng cho nền văn chương nước nhà, các tác phẩm nổi tiếng của ông được kể đến như :

Những ngày bão táp (tiểu thuyết, 1956)

Cao điểm cuối cùng (tiểu thuyết, 1960)

Ðồng đội (tập truyện ngắn, 1962)

Phía trước là mặt trận (tập truyện ngắn, 1966)

Ông cố vấn (tiểu thuyết, 3 tập, 1988, 1989)

NSND Đình Quang tên gọi Nguyễn Đình Quang được an táng tại khu đồi Mộc của nghĩa trang. Ông từ  trần vào đêm ngày 12/7 tại bệnh viện Đà Nẵng, hưởng thọ 87 tuổi. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông Tin, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện Ảnh Việt Nam.

Sáng ngày 16/7/2015 sau khi kết thúc Lễ viếng, Lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của nghệ sĩ được di chuyển về Lạc hồng viên an nghỉ. Vào lúc 13h30 cùng ngày, lễ án táng chính thức bắt đầu.

Khuôn viên phần mộ nghệ sĩ nhân dân Văn Hiệp với tên gọi được nhiều người ưu ái gọi là trưởng thôn

Trên phim ảnh, ông thường “đóng đinh” với những dạng vai nông dân chất phác, hiền lành, thật thà và tốt bụng… Và dù đóng bất kỳ vai nào, cái duyên hài hước trong ông cũng khiến cho vai diễn bừng lên sự sinh động và dí dỏm. Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia vào nhiều tác phẩm kịch, phim truyện. Những vở diễn đã từng gắn với tên tuổi của ông như: “Nila”, “Đôi mắt”, “Hoa pháo”, “Nghêu, sò, ốc, hến”… và để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Vai diễn “nghiêm túc” của ông đã từng để lại dấu ấn một thời trên sân khấu kịch của Nhà hát Kịch Việt Nam là vai Vinh trong vở “Bài ca Điện Biên”.

Thời gian về sau, nghệ sĩ Văn Hiệp chuyển sang lĩnh vực truyền hình và thành công với rất nhiều vai diễn lớn nhỏ trên phim truyền hình. Đặc biệt, series kịch bản về “Trưởng thôn Văn Hiệp” cùng 2 danh hài Quang Tèo và Giang Còi đã làm nên một hình tượng nhân vật “trưởng thôn” đặc sắc không hề trộn lẫn. Nghệ sĩ Văn Hiệp nghỉ hưu từ năm 2002.

Khi còn sống ông có cuộc sống đơn giản, với hoàn cảnh gia đình xa cách vợ và con đều đi Đức để lại ông một mình tại Việt Nam. Nhưng ông cũng không đi thêm bước nữa, mà sống một mình như vậy cho tới cuối đời.

nghĩa trang lạc hồng viên

nghĩa trang lạc hồng viên

nghĩa trang lạc hồng viên

nghĩa trang lạc hồng viên