tổng quan lạc hồng viên
Mục Lục
Tổng quan: Đất nghĩa trang, công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên
I. Đất Nghĩa Trang, Công Viên Nghĩa Trang
Thời đại thay đổi, các quan niệm truyền thống-phong tục thờ cúng tổ tiên ông bà, đặc biệt là nơi chôn cất thế nào để tổ tiên ông bà được mồ yên mả đẹp, gia đình dòng họ thêm vượng khí lại càng được người còn sống chú trọng hơn. Trước kia khái niệm về đất nghĩa trang, nghĩa địa được hiểu là nơi an nghỉ của người đã khuất, hay còn có tên gọi dân gian là “bãi tha ma” như quan niệm tâm linh của đa số người dân. Tuy nhiên ta cần hiểu cho đúng định nghĩa của đất nghĩa trang là phần đất được quy hoạch, chỉ định tập trung nhằm mục đích phục vụ chôn cất thì đất nghĩa địa là đất tuy cùng chung mục đích nhưng lại không có sự quy hoạch rõ ràng, còn rải rác, manh mún và tự phát là nhiều. Khi xã hôi phát triển, việc bố trí đủ quỹ đất, quy hoạch theo quy định và đường hướng phát triển của thành phố để xây dựng nghĩa trang nhằm phát huy truyền thống văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng quy hoạch và phát triển lâu dài.
Truyền thống văn hóa, thờ cúng tổ tiên ở vùng nào, dân tộc nào cungxh vậy được duy trì từ đời này qua đời khác,theo đúng phong tục truyền thống từng vùng, tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng tịu chung nghi thức được cử hành theo truyền thống, người đã khuất được chôn cất ngoài đồng, địa điểm có thể được xác định trước, đây thường là những nghĩa trang được hình hành lâu đời của thôn, xã….
Xã hội hiện đại ngày nay, việc quy hoạch, thi công Công viên nghĩa trang là hạng mục không thể thiếu của xã hội hiện đại.Dân số tăng lên trong khi quỹ đất có giới hạn. Thêm vào đó việc mở cửa hội nhập cũng khiến suy nghĩ và tư duy của người Việt Nam tiến bộ hơn. Các công viên nghĩa trang được xây dựng như một lẽ tất yếu của sự phát triển. Những ưu điểm của loại hình nghĩa trang này là không thể phủ nhận. Nó giúp mọi thứ đi vào quy củ, nề nếp.
II.Cơ sở pháp lý về quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa
Quản lý đất nghĩa trang là hình thức quản lí mang tính văn hóa, tâm linh của người việt được truyền từ đời này qua đời khác do cơ quan nhà nước, cộng đồng có trách nhiệm quản lí, hoặc cá nhận, hộ gia đình nhằm mục đích qui hoạch, giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như bảo vệ khu đất an táng của nhận dân, gìn giữ nét đẹp trong phong tục tập quán của nhân dân cả nước. Thế kỷ 22 thì việc quy hoạch, quản lý nghĩa trang càng được coi trọng và đó như là một hình thức được công nhận và nơi tưởng nhớ người đã khuất một cách trang trọng và tôn nghiêm nhất. ngoài hình thức thổ táng đã tồn tại bao đời nay, thì việc xây dựng các công trình phụ trợ kèm theo để phục vụ nghi lễ như(nhà tang lễ, hỏa táng, đài tưởng nhiệm,hệ thống xử lý…..) càng ngày càng được coi trọng. Việc thổ táng theo hình thức lâu đời vẫn luôn được lưu giữ nhưng không có quy hoạch cụ thể sẽ gây ra nhiều bất cập trong việc phát triển, quy hoạch của đia phương, thành phố. Liên quan tới các vẫn đề về lãng phí đất đai, gây ô nhiễm mỗi trường, ảnh hưởng tới tình hình chung….. Việc đô thị hóa, kinh tế xã hội phát triển thì quy hoạch nghĩa trang và quy hoạch thành phố luôn luôn được coi là yếu tố song hành để thấy được tầm nhìn tổng thể của thành phố.Quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất đòi hỏi phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp cũng theo đó mà tăng theo thời gian, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng, phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên một diện tích nhỏ hơn.Nếu thiếu sự quan tâm cần thiết, tầm nhìn chiến lược về việc quản lý, quy hoạch sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy về sau, tạo rào cản không đáng có cho sự phát triển kinh tế xã hội, xấu hơn nữa là gây bức xúc, thiếu thống nhất cho nhân dân.
Trên cơ sở quy định tại Điều 162 Luật Đất đai năm 2013: Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng đã quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Theo đó, tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường. Việc đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được khuyến khích nhằm phục vụ cho nhiều địa phương, việc sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm góp phần tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 cũng quy định về việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, theo đó, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của UBND các cấp theo phân cấp của UBND cấp tỉnh. Đồng thời, việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại. Vấn đề vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng luôn được chú trọng và yêu cầu thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
III – Giải Pháp và Kiến Nghị
III.1. Giải pháp
Một số giải pháp đưa ra để có thể quản lý nguồn đất nghĩa trang đạt hiệu quả tốt nhất và mang lại ý nghĩa như tên gọi của nó:
Đầu tiên, yếu tố đầu tiên cần quan tâm và hoàn chỉnh hệ thống, pháp lý pháp luật cho xây dựng, quản lý và sử dụng đất nghĩa trang theo đúng hệ thống pháp luật, có kế hoạch xây dựng, sử dụng lâu dài với đất nghĩa trang, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên đất một có hiệu quả, tiết kiệm, có mục đích để không ảnh hưởng tới môi trường và phù hợp với tập quán cũng như yếu tố tâm linh trong nhân dân.
Thứ hai, có các mẫu quy chế, chế tài chung về xây dựng quản lý đất nghĩa trang, có bản đồ quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang một cách công khai, hợp lí làm cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch cho từng vùng, liên vùng
Thứ ba, xây dựng cơ chế về xây dựng đầu tư cơ sở an táng, sử dụng đất nghĩa trang ở các cấp, địa phương, thống nhất các văn bản, đảm bảo sự xuyên suốt, hiệu quả ở các cấp. Xây dựng khung giá bán hành dịch vụ sao cho hợp lí với địa phương, vùng để các cơ sở lấy căn cứ xây dựng giá dịch vụ an táng, thăm nom, tránh tình trạng thu phí dịch vụ quá cao.
Thứ tư,khuyến khích các cơ sở tư nhân đầu tư vào hệ thống an táng, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng, cũng như nhu cầu của người dân nhưng phải có chế tài pháp luật một cách rõ ràng, công khai đảm bảo tính minh bạch cũng như dịch vụ một cách tốt nhất.
Thứ năm, xây dựng hệ thống quản lý bia mộ ại các nghĩa trang trong nhân dân để đảm bảo quyền lợi của các hộ gia đình, cũng như nhằm phục vụ quản lí, thống kê các nghĩa trang. Các khu nghĩa trang nếu có diện tích nhỏ quá có thể tiến hành di dời nhằm mục đích quy hoạch hệ thống đất cũng như phát triển kinh tế của địa phương một cách tổng thể, đưa các nghĩa trang, nghĩa địa nhỏ lẻ rải rác về một nơi tập trung.
Thứ sáu, có thể xây dựng, điều tiết thị trường, chuyển quyền sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cho các cá nhân, tập thể có kế hoạch rõ ràng nhằm tăng tính công bằng trong sử dụng đất, tăng ngân sách cho nhà nước. ngoài ra có thể lựa chọn sử dụng các phương thức an táng mới văn minh hiện đại hơn với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo yếu tố tâm linh
III.2. Kiến nghị về quy hoạch đất
1.Quy hoạch sử dụng đất.
Khi tiến hành xây dựng, quy hoạch đất làm nghĩa trang, cần dựa trên tình hình thực tế, định hướng và kế hoạch phát triển vùng, thành phố. Thu thập các dữ liệu về dân sinh, tỷ lệ ds/tỷ lệ tử vong, phong tục tập quán, hiện trạng quỹ đất và các khu nghĩa trang của vùng để lên kế hoạch, diện tích đất cần sử dụng để xây dựng công viên nghĩa trang sao cho sát với nhu cầu của thành phố trong tương lai, tránh tình trạng dự phòng quá mức gây lãng phí và giá trị sử dụng tài nguyên đất.
Việc quy hoạch xây dựng công viên nghĩa trang, cần được tính toán, xây dựng với đúng ý nghĩa và mục đích đề ra, quy hoạch cần dựa trên quy hoạch chung của xây dựng đô thị mới và phát triển cụm dân cư, nông thôn. Cần phải có các đặc điểm sau:
- Kế hoạch xây dựng rõ ràng, xây dựng nghĩa trang dựa trên kế hoạch xây dựng và sử dụng đất của thành phố.
- Đồng bộ cơ sở hạ tầng, nhà hỏa táng,nhà lưu trữ, các công trình dịch vụ, phụ vụ kèm theo, lên kế hoạch sử dụng công nghệ hiện đại đáp ưng được cho nhu cầu của thành phố, nhằm đảm bảo các yếu tố về môi trường, văn minh, tiết kiệm chi phí.
- Trong quá trình vận hành, luôn chú ý tới mật độ, khoảng cách sao cho hợp lí. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường xung quanh(nếu có cần xem xét lên phương án xử lí)
- Xây dựng khu dịch vụ, chăm sóc nghĩa trang theo đúng ý nghĩa, đảm bảo yếu tố tôn nghiêm, thành kính, tránh các hiện tượng làm mất thuần phong mĩ tục
- Xây dưng đội ngũ vận hành cũng như chăm sóc, quản lí nghĩa trang theo hướng hiện đại
- Có các quy định về kiểu dáng, kích thước bia mộ thống nhất với tổng thể của nghĩa trang.
2. Cải tao và duy trì nghĩa trang.
Xây dựng kế hoạch cải tạo, nguồn thu, kinh phí dự phòng cho nghĩa trang dựa trên công suất hoạt động, cải tạo nâng cấp công viên, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật sao cho phù hợp với cảnh quan môi trường, quy chuẩn kĩ thuật hiện hành. Trồng và chăm sóc cây xanh bao quanh nghĩa trang sao cho cảnh quan yên tĩnh phù hợp và đúng ý nghĩa của nghĩa trang.
Luôn đánh các yếu tố tác động tới môi trường trong quá trình hoạt động để có thể đưa ra các phương án phù hợp, không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và đời sống của nhân dân.
IV – Công Viên Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên : Công Viên Vĩnh Hằng
Từ cái duyên tới xứ mệnh
Xã hội phát triển, nhu cầu sử dụng cũng như khả năng cung ứng, dịch vụ của các nghĩa trang truyền thống không còn đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của người dân thủ đô, bên cạnh đó còn các yếu tố môi trường, cảnh quan đô thị và định hướng phát triển của thành phố trong tương lại vì các nghĩa trang truyền thống thường là nghĩa trang tự phát hoặc xây dựng từ xưa không nằm trong định hướng quy hoạch của thành phố. Từ năm 2008, theo nghị định 35 của chính phủ về xã hội hóa nghĩa trang đã khẳng định: cần có định hướng và chung tay với doanh nghiệp để xây dựng, quản lý quy hoạch nghĩa trang theo hướng hiện đại, phát triển của đất nước.
Công Viên Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên
Từ năm 2004, ban lãnh đạo công ty với tầm nhìn và định hướng phát triển trước thời đại đã quyết tâm đi đầu và xây dựng một công viên nghĩa trang đẹp nhất Việt Nam tại khu vực phía Bắc, một ý tưởng còn rất mới mẻ tại Việt Nam lúc bấy giờ nhưng đến nay thì đây vẫn là quyết định sang suốt nhất, là công viên nghĩa trang tiên phong giải quyết nhu cầu cũng như phát triển theo định hướng xã hội mới, cùng nhịp đập với hơi thở của thời đại.
Sau định hướng thì việc đặt Công viên nghĩa trang ở đâu cũng là một vấn đề khiến ban lãnh đạo công ty gặp khó khăn. Sau nhiều tháng tìm kiếm ở các địa phương lân cận cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia, ban lãnh đạo quyết định chọn xây dựng công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên tại Kỳ Sơn,Hòa Bình. Một vùng đất hội tụ nhiều yếu tố được coi là thiên thời, địa lợi, nhân hòa . Là một vùng đất rộng lớn với các ngọn núi bao quanh dòng suối tự nhiên với vẻ hùng vĩ vốn có của nơi đây, sự yên tĩnh, bình yên, thế núi được ví như Long Ly Quy Phượng quy tụ nơi đây. Cho đến nay Công viên phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân thủ đô trong quá trình đô thị hóa với hệ thống được đầu tư bài bản ngay từ đầu, chất lượng dịch vụ của nghĩa trang cũng được coi trọng để nơi đây luôn là điểm đến của miền cực lạc.
Ngoài việc chú ý tới công nghệ, chất lượng dịch vụ của công viên, ban lãnh đạo cũng chú ý tới tạo cho công viên nhiều điểm nhấn như : đại lộ vĩnh hằng với nhiều bức tượng cũng như phong cảnh thiên nhiên xanh ngát, các công trình tâm linh quần thể chùa Kim Sơn Lạc Hồng, quần thể dich vụ, dòng suối con đường được nhiều du khách ví như là khu du lịch nghỉ dưỡng thiên nhiên.
Một số hình ảnh tại Lạc Hồng Viên
Lạc Hồng Viên ra đời từ một ý tưởng táo bạo nhưng cũng rất thực tiễn mang đậm chất tâm linh, tôn giáo của người con đất Việt. Quy hoạch các ngôi mộ được bố trí dựa trên các nghiên cứu phong thủy và bát quái kết hợp theo mệnh người đã khuất. Chọn đất, xây dựng khu mộ theo phong thủy, ngũ hành với mong muốn người đã khuất được yên nghỉ, con cháu luôn được thịnh vượng bình an.